logo
news cover

Cơ trưởng và Cơ phó khác gì nhau?

20-10-2021

Thông thường, phi hàng đoàn của một chiếc máy bay trở khách sẽ bao gồm:

- Cơ trưởng

- Cơ phó 

- Tiếp viên hàng không.

Tuy nhiên, mỗi hãng hàng không sẽ có sự khác nhau về số lượng người trong phi hành đoàn.

image

Sự khác nhau giữa Cơ trưởng & Cơ phó.

- Cơ trưởng (Captain), thành viên cấp cao nhất của trong các thành viên của tổ bay và là người lái chính trong chuyến bay. Cơ trưởng luôn ngồi phía bên trái của buồng lái, là người chịu trách nhiệm chính về mọi vấn đề liên quan đến chuyến bay. Bao gồm: ra các quyết định, chỉ huy tổ bay, xử lý các tình huống khẩn cấp hay các vấn đề liên quan đến hành khách. Cơ trưởng cũng là người lái trong phần lớn thời gian chuyến bay, tất nhiên ở một số thời điểm việc lái có thể chuyển cho Cơ phó.

- Cơ phó (First Officer) là người lái phụ, ngồi phía bên phải của buồng lái. Cơ phó có tất cả các quyền điều khiển giống cơ trưởng, và có cùng trình độ đào tạo. Lý do chính cho việc phải có hai phi công trên mỗi chuyến bay là vì an toàn. Rõ ràng, nếu có vấn đề gì đó xảy ra với Cơ trưởng, Cơ phó có thể tiếp tục điều khiển chuyến bay. Ngoài ra, Cơ phó cung cấp thêm ý kiến bổ sung về các quyết định điều khiển bay nhằm giảm thiểu những sai sót mang yếu tố con người.

-  Một số trường hợp, trong buồng sẽ có thêm một cơ phó thứ 2 (Second officer). Về cơ bản, Cơ phó thứ 2 cũng được đào tạo như phi công, nhưng trên một chuyến bay thông thường, họ không lái máy bay. Công việc của họ là theo dõi hoạt động của các thiết bị trên máy bay và tính toán các tham số ví dụ như tốc độ cất và hạ cánh tối ưu, điều chỉnh công suất và quản lý nhiên liệu. Với các thế hệ máy bay mới, phần lớn các công việc trên được thực hiện bởi các hệ thống máy tính, do đó không cần phải có cần có Cơ phó thứ 2 nữa.

image

Tất cả của tổ lái đều có cùng trình độ đào tạo, nhưng thông thường họ có mức độ thâm trong nghề khác nhau. Ở hầu hết các hãng hàng không, vị trí làm việc phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm bay và bằng cấp khi học của các phi công. Phi công thông thường sẽ có mặt ở sân bay 1 giờ trước lúc cất cánh (2 giờ đối với chuyến bay quốc tế). Trước khi bay các phi công cần biết thông tin đầy đủ về chuyến bay như: tình hình thời tiết, số lượng hành khách trên máy bay và các thành viên khác trong tổ bay, tiếp viên. 

Trong thời gian chuẩn bị cất cánh, phi công xem lại thông tin này, lập kế hoạch bay, trao đổi với kiểm soát không lưu và gặp các thành viên khác cùng chuyến bay. Khi máy bay hạ cánh, cơ trưởng gặp tổ bay vừa hạ cánh và hỏi xem có những bất thường nào họ gặp phải trong chuyên bay không. Cơ phó thực hiện việc kiểm tra tổng quát máy bay để đảm bảo mọi thứ đều tốt. Sau khi đi kiểm tra một vòng, các phi công tập trung vào buồng lái và kiểm tra xem các thiết bị và hệ thống điều khiển hoạt động tốt.

Nếu bạn muốn bắt đầu hành trình chinh phục bầu trời, xin hãy để lại và địa chỉ
Skylead rất mong muốn có thể trực tiếp trò chuyện để chia sẻ với bạn nhiều hơn những thông tin hữu ích.